Khi đoàn giám sát Ban văn hóa Xã hội, HĐND TPHCM chất vấn về dạy thêm - học thêm, ông Nguyễn Thành Văn, Trưởng phòng GD-ĐT quận 10 thẳng thắn nêu quan điểm, hầu như quận huyện nào cũng có tình trạng o ép, đối xử không công bằng với học sinh học thêm, quận 10 cũng vừa làm việc với một trường về vấn đề này.
Khi đoàn giám sát Ban văn hóa Xã hội, HĐND TPHCM chất vấn về dạy thêm - học thêm, ông Nguyễn Thành Văn, Trưởng phòng GD-ĐT quận 10 thẳng thắn nêu quan điểm, hầu như quận huyện nào cũng có tình trạng o ép, đối xử không công bằng với học sinh học thêm, quận 10 cũng vừa làm việc với một trường về vấn đề này.
Dạy thêm - học thêm là một trong những nội dung chưa bao giờ nguội tiếp tục được đoàn giám sát Ban văn hóa Xã hội, HĐND TPHCM quan tâm trong buổi làm việc với quận 10 về tình hình triển khai tổ chức thực hiện chính sách pháp luật trong giáo dục vào ngày 9/5.
Một đại biểu trong đoàn giám sát cho biết, con bà cũng đi học thêm vì bố mẹ không kèm cặp con được nhưng không học với giáo viên chủ nhiệm và không gặp phiền hà gì. Theo bà, học thêm là nhu cầu có thực của rất nhiều phụ huynh nhưng lại gây ra rất nhiều điều tiếng. Các nhà quản lý phải trả lời câu hỏi làm sao để giáo viên đối xử công bằng với học sinh khi các em không đi học thêm?
Nguyễn Thành Văn, Trưởng phòng GD-ĐT Q.10, TPHCM cho hay, hầu như quận huyện nào cũng có tình trạng giáo viên o ép học sinh học thêm.
Nguyễn Thành Văn, Trưởng phòng GD-ĐT quận 10 cho hay hiện nay dạy thêm - học thêm đúng là có những biến trướng khác nhau. “Quận huyện nào ít nhiều cũng có tình trạng giáo viên đối xử không công bằng với học sinh không học thêm, ở quận 10 cũng có. Mới đây, Phòng cũng nhận được phản hồi của phụ huynh, đã trực tiếp xuống trường và làm rất gắt gao về việc này”, ông Văn nói.
Hoạt động quản lý dạy thêm học thêm tại quận 10 được thực hiện thường xuyên, Phòng quán triệt đến ban giám hiệu về các quy định dạy thêm - học thêm và các trường cũng thường xuyên phổ biến, nhắc nhở giáo viên. Tuy nhiên, quận vẫn còn tình trạng giáo viên tổ chức dạy học thêm tại nhà hay thuê mướn địa điểm để tổ chức.
Đoàn giám sát HĐND TPHCM quan tâm nhiều đến vấn đề trong giáo dục như dạy thêm học thêm, thu nhập của giáo viên, thiếu giáo viên...
Báo cáo của UBND quận 10 chỉ ra 3 lý do của tình trạng dạy thêm - học thêm là do nhiều phụ huynh kỳ vọng rất lớn vào con em; nhu cầu gửi con đến học thêm với giáo viên chính khóa đông vì tâm lý chỉ giáo viên chính khóa mới uốn nắn kịp những thiếu sót trên lớp của con trẻ. Và một lý do là việc giáo viên đăng ký tại các trung tâm có phép cực kỳ khó, số lượng trung tâm ít, quy mô nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu của người dạy lẫn người học.
loading...
Hiện nay địa bàn quận 10 có 2 trường THCS tổ chức dạy học thêm là Trường Nguyễn Tri Phương và Lạc Hồng. Mức thu ở Trường Nguyễn Tri Phương là 8.000 đồng/tiết. Mức thu ở Trường Lạc Hồng là 300.000 đồng/tháng/môn đối với khối 6, 7; đối với khối 8, 9 thu 1.000 đồng/tháng/môn đối với các môn Toán, Văn, Anh và 300.000 đồng đối với môn Lý, Hóa.
Tiền thu được từ hoạt động dạy thêm học thêm chi 65% cho giáo viên trực tiếp đứng lớp, 15% cho quản lý, còn lại tiền điện nước, cơ sở vật chất.
Ông Nguyễn Việt Quang, hiệu trưởng Trường THCS Lạc Hồng, Q.10: Quản lý dạy học thêm không khó nếu hiệu trưởng nghiêm túc.
Ông Nguyễn Việt Quang, hiệu trưởng Trường THCS Lạc Hồng nêu quan điểm, dạy học thêm trong nhà trường giải quyết được nhiều vấn đề như chia sẻ thu nhập không chỉ với giáo viên đứng lớp mà cho những bộ nhân nhân viên khác trong nhà trường, mức học phí thấp, nhiều học sinh khó khăn được miễn phí cũng như trong trường có hiệu trưởng chịu trách nhiệm về quản lý.
Khi bà Thi Thị Tuyết Nhung, trưởng đoàn giám sát đặt lại câu hỏi, ông Quang đã chỉ ra mặt tích cực của dạy thêm, còn tiêu cực, hạn chế thì sao? Ông Nguyễn Việt Quang trả lời: Có tiêu cực là tình trạng o ép học sinh nhưng vấn đề này giải quyết rất dễ. Hiệu trưởng phải “rắn” trong làm việc với giáo viên để xác định học thêm phải trên tinh thần tự nguyện. Khi tiếp nhận thông tin phản hồi có giáo viên o ép, hiệu trưởng phải vào cuộc giải quyết đến nơi đến chốn.
Hoài Nam
COMMENTS